Lời nói giết chết các quan hệ, kể cả các quan hệ sâu đậm nhất. Trong đời sống thiêng liêng, ba hoa chích chòe không làm được gì. Trước hết phải biết lắng nghe. Để sống thông hiệp với Chúa, chúng ta phải giữ thinh lặng.
Không cần thiết phải lên tiếng trong mỗi cuộc thảo luận. Và giá trị của chúng ta tuyệt đối lại không ở sự việc lập luận của chúng ta có được nghe hay không. Bài viết giúp chúng ta ý thức chuyện này.
Tôi thích trích câu của thi sĩ Ba Lan Julian Tuwim (1894-1953): “Phúc cho ai không có gì để nói, không có một động lực nào để nói”, vì nó nhắc cho tôi, đôi khi tôi cũng có khuynh hướng: một nhu cầu nói không kiềm chế được. Làm sao tránh được? Làm sao kiềm chế được? Có cách nào hiệu quả để kiềm chế được không? Nó đến từ đâu?
Cũng như mỗi tật xấu, tính ba hoa chích chòe có nhiều nguyên do của nó. Chung chung, các tâm lý gia cho rằng, đó là để bù đắp cho nỗi cô đơn quá lớn, một thói quen của gia đình, hoặc dơn giản một nét của cá tính. Còn riêng tôi, đó là một cách để kéo mọi người chú ý đến tôi, mới đầu là cha mẹ, sau này là bạn bè và người chung quanh tôi. Ngày mà tôi hiểu được, không cần thiết phải lên tiếng trong mỗi thảo luận, và giá trị của tôi không nhất thiết nhờ các lập luận của tôi được nghe hay không, ngày đó, tôi cảm thấy mình trút được gánh nặng.
Người nào nói không ngừng, người đó không nghe người khác
Chúng ta tất cả đều có, trong thân cận của mình ít nhiều cũng có người hễ có dịp là họ nói về mình, nói những chuyện mình làm. Không phải lúc nào họ cũng ý thức, nhưng nhờ tính ba hoa này mà họ có cảm tưởng mình làm chủ được tình hình và các người trước mặt mình. Như thế cuộc thảo luận không bao giờ bắt đầu bằng một chuẩn đích, nhưng lại cho một ảo tưởng giả là mình được an toàn.
Trong bối cảnh này, thật khó để có một cuộc trao đổi thật sự, vì đương sự nói không ngừng, nhưng lại không diễn tả được tình cảm hoặc cảm nhận của mình. Thay vì mở ra để trao đổi, thì họ làm hàng rào chặn lại. Tôi hiểu hoàn hảo điều tôi muốn nói, vì từ lâu, tôi là người “nói không kiểm soát”, tôi có câu trả lời cho mọi chuyện. Tôi có thể tổ chức những buổi tranh luận phức tạp và vô tận, chỉ để mình được đánh giá cao hoặc đơn giản chỉ để được chấp nhận.
Năm cách để kiềm chế tính ba hoa quá mức của mình
1/ Tìm nguyên do. Bạn đặt câu hỏi: nó đến từ đâu? Đâu là lý do? Nó mang lại cho tôi gì? Tôi có muốn giấu chuyện gì không? Tôi thật sự có muốn thoát ra khỏi tình trạng nói huyên thuyên vô tận này không?
2/ Đặt lại ý tưởng theo thứ trật. Phải kiềm chế cái hỗn độn trong đầu mình. Chuyện này không phải dễ nhưng phải cố gắng. Trước khi có một cuộc thảo luận quan trọng, bạn phải viết xuống chương trình và phải theo sát nó.
3/ Tôi luyện sự tập trung. Trên các trang mạng, có rất nhiều bài tập để tôi luyện sự tập trung. Nó rất quan trọng vì chất lượng của sự lắng nghe tùy thuộc vào khả năng tập trung này.
4/ Chờ cho cảm xúc lắng xuống, đừng để nó bị tuôn trào. Dùng thì giờ trước khi lên tiếng, và chờ để đừng bị mất kiểm soát vì cảm xúc quá mạnh. Tôn trọng nghiêm nhặt nguyên tắc đầu tiên của truyền thông: dành thì giờ cho người đối thoại nói hết câu của họ, hay những gì họ cần phải nói trước khi mình đưa ra các lập luận riêng của mình.
5/ Hỏi người chung quanh. Bàn thảo với bạn bè thân cận để họ kín đáo ra dấu cho mình biết khi mình đã quá lời.
Ba hoa quá, một tài năng bị phí phạm
“Nếu quyền được nói có giá trị của vàng,
Thì ai muốn mua quyền này để tự ca tụng mình?
Nhưng các lời nói bay bỗng tất cả đều có cánh để bay
Mỗi người lấy những gì họ muốn, và đi theo những gì họ thích,
Nó có thể có được mà không bị phạt
Cái dối trá ghê tởm cũng như sự thật”.
(Euripide, được Plutarque trích lại trong Tác phẩm đạo đức, Tập 2 “Làm sao tự khen mình mà không phô trương ganh tị)
Câu nói này của Euripide diễn tả một cách hoàn hảo sự cần thiết những gì tôi muốn nói: chúng ta được ban cho khả năng ngôn ngữ và đừng phí phạm nó vào những chuyện vô ích, chuyện gì cũng phê bình, phán xét vội vã, trách cứ hoặc phao tin đồn. Dù thực tế có gay gó chúng ta phải tìm chữ để mang lại can đảm, để hy vọng, để nâng đỡ và khuyến khích yêu thương.
Đừng lắm chuyện trong lời cầu nguyện của mình
Lời nói giết chết các quan hệ, kể cả các quan hệ sâu đậm nhất. Trong đời sống thiêng liêng, ba hoa chích chòe không làm được gì. Trước hết phải biết lắng nghe. Để sống thông hiệp với Chúa, chúng ta phải giữ thinh lặng.
Theo kinh nghiệm của tôi, sự gặp gỡ với Chúa, nhận thức sự hiện diện của Ngài đều luôn trong thinh lặng. Không phải duy chỉ thinh lặng trong cầu nguyện, nhưng là ẩn mình với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điều này đòi hỏi chúng ta không còn tham dự vào các cuộc nói chuyện thời thượng để tập trung hơn vào đối thoại nội tâm với chính mình và với Chúa.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn tin: gplongxuyen.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn