Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 16 Thường niên năm C (17/7/2022) - Mỗi tín hữu hãy đọc một đoạn Phúc âm ngắn hàng ngày
Anh chị em thân mến!
Trong bài đọc Chúa nhật này, thánh sử Luca kể lại cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu đến nhà Matta và Maria, các chị của anh Lazarô (x. Lc 10,38-42). Hai cô chào đón Ngài, và Maria ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe Ngài; gác lại chuyện đang làm để ngồi với Chúa Giêsu: cô không muốn lỡ mất một lời nào của Ngài.
Mọi thứ phải để sang một bên bởi vì, khi Ngài đến thăm nơi cuộc sống chúng ta, sự hiện diện của Ngài và lời nói của Ngài đến trước mọi thứ khác. Chúa luôn làm chúng ta ngạc nhiên: khi chúng ta thực sự lắng nghe Ngài, những đám mây tan biến, những nghi ngờ nhường chỗ cho sự thật, nỗi sợ hãi được thay bằng sự thanh thản và những tình huống khác nhau của cuộc sống có được vị trí xứng đáng. Chúa luôn luôn, khi Ngài đến, Ngài làm cho mọi sự nên trật tự, ngay cả với chúng ta.
Nơi cảnh Maria thành Betania ngồi dưới chân Chúa Giêsu, Thánh Luca cho chúng ta thấy thái độ cầu nguyện của người tín hữu, người biết ở lại trước sự hiện diện của Thầy để lắng nghe và đồng cảm với Ngài. Cần có một chút dừng lại trong ngày, để nhìn lại mình trong thinh lặng, vài phút, để nhường cho Chúa “vượt qua” và can đảm ở lại sau Ngài thêm chút nữa, rồi trở lại với những việc thường ngày bằng sự thanh thản và hiệu quả.
Ca ngợi thái độ của Maria, người đã “chọn phần tốt nhất” (câu 42), Chúa Giêsu dường như lặp lại với mỗi chúng ta: “Đừng để mình bị cuốn theo công việc phải làm, nhưng trước hết hãy lắng nghe tiếng Chúa, để làm tốt những nhiệm vụ mà cuộc sống trao cho con”.
Rồi đến một cô khác, Mátta. Thánh Luca nói rằng chính cô là người đã đón Chúa Giêsu (x. câu 38). Có lẽ Mátta là chị, chúng ta không biết, nhưng chắc chắn người phụ nữ này hết lòng hiếu khách. Thật vậy, trong khi Maria đang lắng nghe Chúa Giêsu, thì Mátta hoàn toàn bị lôi cuốn bởi nhiều việc phục vụ. Do đó, Chúa Giêsu nói với cô: “Mátta, Mátta ơi. Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá” (c. 41). Với những lời này, Ngài chắc chắn không có ý định lên án thái độ phục vụ, nhưng nói đến sự lo lắng mà đôi khi cuộc sống gặp phải.
Chúng ta cũng chia sẻ mối bận tâm của thánh Mátta và, nơi gương của cô, chúng ta phải làm sao để, trong gia đình và trong cộng đoàn, chúng ta sống cảm thức về sự chào đón, về tình huynh đệ, để ai nấy đều cảm thấy “là nhà của mình”, đặc biệt là khi những người nhỏ bé và người nghèo đến gõ cửa.
Do đó, Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng sự khôn ngoan của trái tim nằm ở chỗ biết cách kết hợp hai yếu tố này: chiêm niệm và hoạt động. Mátta và Maria chỉ cho chúng ta con đường. Nếu chúng ta muốn tận hưởng cuộc sống với niềm vui, chúng ta phải liên kết hai thái độ này: một đàng, “ngồi bên chân” Chúa Giêsu, để lắng nghe Ngài khi Ngài tiết lộ bí mật của mọi sự cho chúng ta; đàng khác, để tâm và sẵn sàng đón tiếp, khi Ngài đi qua và gõ cửa nhà chúng ta, với khuôn mặt của một người bạn cần đôi phút thư giãn và huynh đệ. Chúng ta cần sự hiếu khách này.
Xin Đức Maria rất Thánh, Mẹ của Giáo hội, ban cho chúng ta ân sủng để yêu thương và phục vụ Thiên Chúa và anh chị em chúng ta với bàn tay của Mátta và con tim của Maria, để khi luôn luôn lắng nghe Chúa Kitô, chúng ta có thể trở thành nghệ nhân của hòa bình và hy vọng. Điều này hết sức thú vị: với hai thái độ này, chúng ta sẽ là những nghệ nhân của hòa bình và hy vọng.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh cha nhắc đến sự kiện kỷ niệm 50 năm, lần đầu tiên con người đặt chân lên mặt trăng, làm cho ước mơ lạ thường thành hiện thực. Với bước tiến vĩ đại này của nhân loại, ngài mời gọi các tín hữu cũng cùng nhau khơi lên ước mơ lớn hơn, đó là phẩm giá của người yếu, công lý giữa các dân tộc và tương lai cho ngôi nhà chung của nhân loại.
Sau cùng, Đức Thánh cha chào các tín hữu hành hương đến Roma và quảng trường thánh Phêrô để cùng đọc Kinh Truyền Tin với ngài, đặc biệt là các tập sinh dòng Con Đức Mẹ Phù hộ đến từ nhiều nước. Ngài mong sẽ có nhiều nữ tu đến vùng Patagonia, vì có một nhu cầu lớn ở đó.
Nguồn: vaticannews.va/vi
Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 16 Thường niên năm C (21/7/2019) - Trở thành những nghệ nhân của hòa bình và hy vọng
Anh chị em thân mến!
Trong bài đọc Chúa nhật này, thánh sử Luca kể lại cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu đến nhà Matta và Maria, các chị của anh Lazarô (x. Lc 10,38-42). Hai cô chào đón Ngài, và Maria ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe Ngài; gác lại chuyện đang làm để ngồi với Chúa Giêsu: cô không muốn lỡ mất một lời nào của Ngài.
Mọi thứ phải để sang một bên bởi vì, khi Ngài đến thăm nơi cuộc sống chúng ta, sự hiện diện của Ngài và lời nói của Ngài đến trước mọi thứ khác. Chúa luôn làm chúng ta ngạc nhiên: khi chúng ta thực sự lắng nghe Ngài, những đám mây tan biến, những nghi ngờ nhường chỗ cho sự thật, nỗi sợ hãi được thay bằng sự thanh thản và những tình huống khác nhau của cuộc sống có được vị trí xứng đáng. Chúa luôn luôn, khi Ngài đến, Ngài làm cho mọi sự nên trật tự, ngay cả với chúng ta.
Nơi cảnh Maria thành Betania ngồi dưới chân Chúa Giêsu, Thánh Luca cho chúng ta thấy thái độ cầu nguyện của người tín hữu, người biết ở lại trước sự hiện diện của Thầy để lắng nghe và đồng cảm với Ngài. Cần có một chút dừng lại trong ngày, để nhìn lại mình trong thinh lặng, vài phút, để nhường cho Chúa “vượt qua” và can đảm ở lại sau Ngài thêm chút nữa, rồi trở lại với những việc thường ngày bằng sự thanh thản và hiệu quả.
Ca ngợi thái độ của Maria, người đã “chọn phần tốt nhất” (câu 42), Chúa Giêsu dường như lặp lại với mỗi chúng ta: “Đừng để mình bị cuốn theo công việc phải làm, nhưng trước hết hãy lắng nghe tiếng Chúa, để làm tốt những nhiệm vụ mà cuộc sống trao cho con”.
Rồi đến một cô khác, Mátta. Thánh Luca nói rằng chính cô là người đã đón Chúa Giêsu (x. câu 38). Có lẽ Mátta là chị, chúng ta không biết, nhưng chắc chắn người phụ nữ này hết lòng hiếu khách. Thật vậy, trong khi Maria đang lắng nghe Chúa Giêsu, thì Mátta hoàn toàn bị lôi cuốn bởi nhiều việc phục vụ. Do đó, Chúa Giêsu nói với cô: “Mátta, Mátta ơi. Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá” (c. 41). Với những lời này, Ngài chắc chắn không có ý định lên án thái độ phục vụ, nhưng nói đến sự lo lắng mà đôi khi cuộc sống gặp phải.
Chúng ta cũng chia sẻ mối bận tâm của thánh Mátta và, nơi gương của cô, chúng ta phải làm sao để, trong gia đình và trong cộng đoàn, chúng ta sống cảm thức về sự chào đón, về tình huynh đệ, để ai nấy đều cảm thấy “là nhà của mình”, đặc biệt là khi những người nhỏ bé và người nghèo đến gõ cửa.
Do đó, Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng sự khôn ngoan của trái tim nằm ở chỗ biết cách kết hợp hai yếu tố này: chiêm niệm và hoạt động. Mátta và Maria chỉ cho chúng ta con đường. Nếu chúng ta muốn tận hưởng cuộc sống với niềm vui, chúng ta phải liên kết hai thái độ này: một đàng, “ngồi bên chân” Chúa Giêsu, để lắng nghe Ngài khi Ngài tiết lộ bí mật của mọi sự cho chúng ta; đàng khác, để tâm và sẵn sàng đón tiếp, khi Ngài đi qua và gõ cửa nhà chúng ta, với khuôn mặt của một người bạn cần đôi phút thư giãn và huynh đệ. Chúng ta cần sự hiếu khách này.
Xin Đức Maria rất Thánh, Mẹ của Giáo hội, ban cho chúng ta ân sủng để yêu thương và phục vụ Thiên Chúa và anh chị em chúng ta với bàn tay của Mátta và con tim của Maria, để khi luôn luôn lắng nghe Chúa Kitô, chúng ta có thể trở thành nghệ nhân của hòa bình và hy vọng. Điều này hết sức thú vị: với hai thái độ này, chúng ta sẽ là những nghệ nhân của hòa bình và hy vọng.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh cha nhắc đến sự kiện kỷ niệm 50 năm, lần đầu tiên con người đặt chân lên mặt trăng, làm cho ước mơ lạ thường thành hiện thực. Với bước tiến vĩ đại này của nhân loại, ngài mời gọi các tín hữu cũng cùng nhau khơi lên ước mơ lớn hơn, đó là phẩm giá của người yếu, công lý giữa các dân tộc và tương lai cho ngôi nhà chung của nhân loại.
Sau cùng, Đức Thánh cha chào các tín hữu hành hương đến Roma và quảng trường thánh Phêrô để cùng đọc Kinh Truyền Tin với ngài, đặc biệt là các tập sinh dòng Con Đức Mẹ Phù hộ đến từ nhiều nước. Ngài mong sẽ có nhiều nữ tu đến vùng Patagonia, vì có một nhu cầu lớn ở đó.
Nguồn: vaticannews.va/vi
Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 16 Thường niên năm C (17/7/2016) - Hãy học biết lắng nghe nhau
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày an lành!
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh sử Luca đã thuật lại biến cố Chúa Giêsu vào làng Betania ghé thăm nhà hai chị em Marta và Maria (x. Lc 10,38–42). Cả hai đều đều tiếp đón Chúa, nhưng họ làm điều đó trong các cách thức khác nhau. Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu và lắng nghe lời Ngài (c. 39). Marta, trái lại, hoàn toàn bận bịu với các điều phải chuẩn bị; và tới một lúc nào đó nàng nói với Chúa Giêsu: “Lậy Chúa, em con để một mình con phục vụ mà Chúa không quan tâm gì sao? Xin hãy bảo nó giúp con” (c-40). Và Chúa Giêsu trả lời: “Marta, Marta, con lo lắng nhiều chuyện quá, chỉ có một chuyện cần thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất, và nó sẽ không bị lấy mất đi” (cc.41-42). Đức Thánh cha giải thích điểm này như sau:
Trong sự chộn rộn và bận việc của mình Marta có nguy cơ quên. Và đây là vấn đề: có nguy cơ quên điều quan trọng nhất, nghĩa là sự hiện diện của vị khách, trong trường hợp này là Chúa Giêsu. Người ta quên sự hiện diện của khách. Và khách thì không phải chỉ được phục vụ, nuôi dưỡng, săn sóc trong mọi cách. Nhưng nhất là cần đưọc lắng nghe nữa. Xin anh chị em hãy nhớ kỹ từ này: lắng nghe! Bởi vì khách được tiếp đón như một người, với lịch sử của họ, với con tim giầu tình cảm và tư tưởng của họ, như thế họ có thể cảm thấy thực sự như ở trong gia đình. Nhưng nếu bạn tiếp đón một người khách vào nhà bạn và tiếp tục làm các việc, để họ ngồi đó, bạn câm nín và họ câm nín, như thể họ là đá: khách bằng đá. Không! Cần phải lắng nghe khách! Khi Chúa Giêsu nói với Marta chỉ có một điều cần thôi, chắc chắc câu Chúa trả lới cho Marta tìm thấy ý nghĩa tràn đầy của nó trong sự quy chiếu vào việc lắng nghe lời của chính Chúa Giêsu, lời soi sáng và nâng đỡ tất cả những gì chúng ta là và những gì chúng ta làm. Chẳng hạn nếu chúng ta đi cầu nguyện trước Chúa chịu đóng đanh và chúng ta nói, nói và nói, rồi đi về, chúng ta không lắng nghe Chúa Giêsu! Chúng ta không để cho Chúa nói với con tim chúng ta. Lắng nghe: đó là từ chià khóa. Xin anh chị em đừng quên! Chúng ta không được quên rằng Lời của Chúa Giêsu soi sáng chúng ta, nâng đỡ tất cả những gì chúng ta là và những gì chúng ta làm. Chúng ta không được quên rằng cả trong nhà của Marta và Maria, trước khi là Chúa và là Thầy, Chúa Giêsu là người hành hương và là khách. Như thế, câu trả lời của Ngài có ý nghĩa đầu tiên và lập tức này: “Marta, Marta, tại sao con lại bận rộn vì khách tới nỗi quên đi sự hiện diện của họ? Khách bằng đá. Để tiếp đón Ngài không cần phải có nhiều điều, trái lại chỉ có một điều duy nhất cần thiết thôi: lắng nghe Ngài – lời: lắng nghe Ngài – chứng minh cho Ngài thấy một cử chỉ huynh đêj, làm sao để Ngài cảm thấy đang ở trong gia đình, chứ không phải ở trong một nơi tạm bợ”.
Hiểu như thế lòng hiếu khách là một trong các công việc của lòng thương xót, xem ra thực sự vừa là một nhân đức nhân bản vừa là nhân đức Kitô giáo, một nhân đức mà trong thế giới ngày nay có nguy cơ bị lơ là. Thật thế, người ta gia tăng các nhà thương và nhà dưỡng lão, nhưng người ta không luôn luôn thực thi một lòng hiếu khách thực sự trong các môi trường này. Người ta làm nảy sinh ra nhiều cơ cấu, dự kiến cho nhiều hình thức bệnh tật, cô đơn, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, nhưng lại giảm khả thể tìm thấy ai đó sẵn sàng lắng nghe đối với người ngoại quốc, bị gạt bỏ bên lề, bị loại trừ. Bởi vì họ là người xa lạ, tỵ nạn, di cư. Lắng nghe lịch sử đớn đau ấy của họ! Cả trong gia đình, giữa các người thân cũng có thể xảy ra việc dễ tìm thấy các phục vụ và săn sóc thuộc nhiều loại khác nhau hơn là sự lắng nghe và tiếp đón. Ngày nay chúng ta bận bịu một cách cuồng loạn bởi biết bao nhiêu vấn đề - và có vài vấn đề không quan trọng - đến nỗi thiếu khả năng lắng nghe. Chúng ta liên tục bận rộn, và như thế chúng ta không có thời giờ để lắng nghe. Tôi muốn hỏi anh chị em một điều, và mỗi người hãy trả lời trong tim mình: “Này anh là chồng, anh có thời giờ để lắng nghe vợ không? Và chị là vợ, chị có giờ lắng nghe chồng chị không? Các anh chị em là cha mẹ, các anh chị em có giờ, có giờ để mất thì giờ, để lắng nghe con cái, ông bà của các anh chị em, hoặc người già không? – “Nhưng mà ông bà luôn luôn nói cùng một chuyện, họ nhàm chán lắm... “ – “Nhưng họ cần được lắng nghe”. Lắng nghe. Tôi xin anh chị em học lắng nghe và dành nhiều thời giờ hơn để lắng nghe. Trong khả năng lắng nghe có gốc rễ của hoà bình.
Xin Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ của lắng nghe và sốt sắng phục vụ, dậy chúng ta biết tiếp đón và hiếu khách đối với các anh chị em của chúng ta.
Nguồn: archivioradiovaticana.va
Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 16 Thường niên năm C (21/7/2013) - Cầu nguyện và phục vụ
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một ngày an lành!
Chúa nhật hôm nay, chúng ta tiếp tục đọc chương 10 trong Tin mừng theo thánh Luca. Đoạn Tin mừng hôm nay nói về hai chị em Mácta và Maria. Vậy, hai người phụ nữ này là ai? Mácta và Maria, chị em với Ladarô, là những người bà con và cũng là những môn đệ trung thành của Chúa, cư ngụ tại làng Bêtania.Thánh Luca mô tả như sau: Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu và lắng nghe lời Người giảng dạy, còn Mácta thì tất bật lo việc phục vụ (x. Lc 10,39–40). Cả hai đều đón tiếp Chúa trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi ấy, nhưng mỗi người lại thể hiện sự đón tiếp theo một cách khác nhau: Maria chọn ngồi dưới chân Chúa Giêsu để lắng nghe lời Người, Mácta thì bị cuốn hút bởi việc lo toan mọi sự, đến độ thưa với Chúa rằng: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay” (c. 40). Và Chúa Giêsu đã đáp lại bằng lời nhẹ nhàng: “Mácta, Mácta ơi, con lo lắng băn khoăn về nhiều chuyện quá! Chỉ có một điều cần thiết mà thôi” (c. 41)
Chúa Giêsu muốn nói gì ở đây? Đâu là “điều duy nhất cần thiết” mà Người nhấn mạnh? Trước hết, cần phải hiểu rõ rằng, đoạn Tin mừng này không nhằm đối lập hai thái độ sống: lắng nghe Lời Chúa trong chiêm niệm và phục vụ tha nhân trong hành động cụ thể. Đây không phải là hai cách sống trái ngược nhau, nhưng trái lại, là hai khía cạnh thiết yếu trong đời sống Kitô hữu, những khía cạnh không bao giờ được tách rời, nhưng phải được sống trong sự hiệp nhất và hài hòa sâu xa. Vậy tại sao Chúa Giêsu lại nhẹ nhàng khiển trách Mácta? Bởi vì Mácta đã coi việc mình làm là điều duy nhất cần thiết. Chị quá bận tâm và bị cuốn hút bởi những điều “phải làm”. Đối với người Kitô hữu, các công việc phục vụ và bác ái không bao giờ được tách khỏi nguyên lý nền tảng của mọi hành động, đó là: lắng nghe Lời Chúa, sống như Maria trong tư thế của người môn đệ, ngồi dưới chân Chúa. Chính vì lý do đó mà Mácta đã được Chúa Giêsu sửa dạy.
Trong đời sống Kitô hữu của chúng ta, thưa anh chị em thân mến, ước gì lời cầu nguyện và hành động luôn được gắn bó mật thiết với nhau. Một lời cầu nguyện không dẫn đến hành động cụ thể vì người anh em: người nghèo, người đau yếu, người đang cần giúp đỡ, người đang gặp khó khăn là một lời cầu nguyện khô cằn và chưa trọn vẹn. Nhưng đồng thời, khi việc phục vụ trong Giáo Hội chỉ chú trọng đến hành động, thì các hoạt động, chức năng, cơ cấu sẽ lấn át, và chúng ta dễ quên mất trung tâm là Đức Kitô. Khi không dành thời gian để đối thoại với Chúa trong cầu nguyện, chúng ta có nguy cơ phục vụ chính mình hơn là phục vụ Thiên Chúa hiện diện nơi người anh em đang túng thiếu.Thánh Biển Đức đã tóm lược lý tưởng sống của các tu sĩ ngài bằng hai từ: "Ora et labora": cầu nguyện và lao động. Chính từ sự chiêm niệm, từ một tình bạn sâu xa với Chúa, mà chúng ta có thể sống yêu thương và mang tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót, sự dịu dàng và nhân hậu của Người đến cho người khác. Đồng thời, chính những công việc bác ái, việc phục vụ cụ thể cho người anh em đang cần, cũng lại dẫn chúng ta về với Chúa; vì nơi người anh chị em túng thiếu, chúng ta nhận ra chính Chúa hiện diện.
Vậy chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng là Mẹ của sự lắng nghe và phục vụ, dạy chúng ta biết ghi nhớ Lời Con của Mẹ trong lòng, biết trung thành cầu nguyện, và ngày càng biết chú tâm thể hiện tình yêu cách cụ thể đối với nhu cầu của anh chị em mình.
Đức Bênêđictô XVI, Huấn dụ Chúa nhật 16 Thường niên năm C (18/7/2010) - Điều quan trọng là lắng nghe Lời Chúa
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang ở giữa mùa hè, ít là tại Bắc bán cầu. Đây là thời kỳ mà các trường học đóng cửa, và đa số đi nghỉ. Hoạt động mục vụ ở các giáo xứ cũng rút gọn, và chính tôi cũng đình chỉ các buổi tiếp kiến trong một thời gian. Đây là giai đoạn thuận lợi để dành chỗ ưu tiên cho cái gì quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là lắng nghe Lời Chúa. Bài Tin mừng Chúa nhật hôm nay cũng nhắc nhở chúng ta điều đó, khi thánh sử Luca thuật lại cuộc Chúa Giêsu đến viếng thăm nhà hai chị em bà Marta và Maria (Lc 10,38-42).
Marta và Maria là hai chị em ruột, và họ có một người em trai tên là Ladarô, nhưng ông không xuất hiện trong câu chuyện này. Chúa Giêsu đi ngang qua làng của họ, và được bà Marta tiếp đón. Bài tường thuật này cho phép đoán được là bà Marta lớn tuổi hơn, vi bà làm chủ nhà. Thực vậy, sau khi Chúa Giêsu đã ngồi nghỉ, thì bà Maria đến ngồi dưới chân Người và nghe chuyện, còn bà Marta thì lăng xăng với nhiều công việc, chắc hẳn bởi vì phải lo tiếp một Thượng khách. Chúng ta dễ mường tượng quang cảnh diễn ra trong nhà: người chị thì chạy lên chạy xuống, còn người em thì ra như bị lôi cuốn vào việc chuyện trò với khách. Một lúc sau, bà Marta, cảm thấy mệt nhọc, cho nên đã lên tiếng phản đối, và thậm chí thấy mình cũng được quyền trách móc Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, Thầy coi cô em để con đi phục vụ một mình, mà không nói gì hết sao? Thầy bảo cô ấy giúp con một tay đi chứ?". Xem ra bà chị muốn dạy Thầy mình! Nhưng mà Chúa Giêsu bình tĩnh đáp lại: "Này Marta, Marta, - việc lặp lại tên gọi là một dấu hiệu âu yếm - con vất vả loay hoay vì nhiều chuyện, nhưng chỉ có một điều cần thiết thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất mà không aí sẽ lấy được" (10,41-42). Lời nói của Chúa Giêsu đã quá rõ ràng: Chúa không chê hoạt động, lại càng không trách sự tiếp đón quảng đại, nhưng chỉ nhắc nhở rằng điều duy nhất thực sự cần thiết nằm ở chỗ khác, đó là lắng nghe Lời Chúa. Và lúc này đây, Chúa đang hiện diện! Tất cả mọi cái khác sẽ qua đi, nhưng Lời Chúa thì vững bền và mang lại ý nghĩa cho các hoạt động hằng ngày của chúng ta.
Các bạn thân mến, như tôi đã nói lúc nãy, bài Tin mừng hôm nay rất thích hợp với thời gian nghỉ hè, bởi vì nó nhắc nhở rằng con người cần phải làm việc, cần cù với các công việc trong nhà hay là nghề nghiệp, nhưng tiên vàn con người cần đến Chúa, Đấng là ánh sáng nội tại của Tình Yêu và Chân Lý. Nếu thiếu tình yêu, thì các công việc quan trọng mấy đi nữa cũng mất giá trị và không mang lại niềm vui. Nếu thiếu ý nghĩa sâu đậm, thì tất cả mọi vất vả của ta sẽ trở thành việc loanh quanh vô trật tự. Thử hỏi ngoài Chúa Giêsu, ai sẽ ban cho chúng ta Tình Yêu và Chân Lý? Vì thế, anh chị em thân mến, chúng ta hãy học để giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, nhưng nhất là chúng ta hãy học để biết cách chọn lựa điều gì tuyệt hảo nhất, điều gì thực sự là tốt đẹp nhất và sẽ không mất giá trị.
Nguồn: archivioradiovaticana.va
Nguồn tin: hdgmvietnam.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn